banner
Ngày 21 tháng 11 năm 2024

Sơ lược quá trình hoạt động của Hội Cảng - Đường Thủy - Thềm Lục Địa Việt Nam

Ngày đăng: 19/03/2018
Lượt xem: 3,130

SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG

CỦA HỘI CẢNG- ĐƯỜNG THUỶ -THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM

 

Đến nay  Hội Cảng - Đường Thuỷ - Thềm lục địa Việt Nam (VAPO)  đã có hơn 30 năm xây dựng và phát triển. Trên chặng đường  hơn 30 năm  hoạt động đó, tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta có quyền  tự hào về  VAPO  với  những thành tích đã đạt được trên các lĩnh vực hoạt động của mình.

Dưới đây, là những thành tựu đã đạt được của VAPO trong 3 thập kỷ qua.

I.       Quá trình thành lập và hoạt động

1.1.           Quyết định thành lập

Ngày 20 tháng 5 năm 1987, Hội Cảng -Đường thuỷ -Thềm lục địa Việt Nam đã được Bộ Nội vụ  cho phép thành lập Hội chuyên ngành thuộc thành viên  của  Tổng hội Xây dựng Việt Nam theo quyết định số  57/2004/QĐ-BNV, ngày 30/8/2004.

1.2.           Các nhiệm kỳ: Đến nay Vapo đã trải qua 5 nhiệm kỳ hoạt động . Ngoài nhiệm kỳ thứ nhất kéo dài trên 10 năm, còn các nhiệm kỳ sau đã được tổ chức Đại hội  đều đặn với 2 lần sửa đổi điều lệ Hội.

a.      Nhiệm kỳ 1.  (1987-1998)

b.      Nhiệm kỳ 2. (1998-2004)

c.      Nhiệm kỳ 3. (2004- 2009)

d.      Nhiệm kỳ 4. ( 2009-2015)

e.      Nhiệm kỳ 5. (2015- 2020)

II.    Quá trình hoạt động

Tôn chỉ,  mục đích của Hội:

“Hội Cảng - Đường thuỷ - Thềm lục địa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện, tập hợp và đoàn kết các hội viên tập thể và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng ngành cảng - Đường thuỷ - Thềm lục địa ở Việt Nam, cùng nhau phấn đấu phát triển ngành, góp phần xây dựng xã hội văn minh, dân giàu nước mạnh.” ( Điều 2 điều lệ  Hội)

2.1.           Hoạt động trong nhiệm kỳ đầu

Khi mới thành lập, đang còn mới mẻ về phương thức hoạt động , nhưng Hội đã có nhiều hoạt động đáng ghi nhận về  khoa học và công nghệ, Tư vấn phản biện Xã hội, Lĩnh vực đào tạo,  Hợp tác quốc tế

a.      Thường xuyên phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, các trường đại học và các địa phương tổ chức các hội thảo khoa học về ngành nghề như: hội thảo về thiết kế thi công bến trọng lực, các hội nghị khoa học công nghệ về phát triển cảng và biển toàn quốc, các hội thảo chuyên ngành ở các trường đại học, cùng với  Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Bình mở hội nghị chuyên đề về công tác lấn biển.

b.      Lập Luận chứng Kinh tế kỹ thuật

-         Lập Luận chứng kinh tế kỹ thuật Liên doanh LASH, tư vấn cho Bộ Giao thông Vận tải hình thành phương thức vận tải LASH và thành lập Liên doanh vận tải này với Liên Xô (1988 - 1989)

-         Lập Luận chứng kinh tế kỹ thuật Lấn biển Cồn Vành cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Bình (1990 - 1992)

-         Lập Luận chứng kinh tế kỹ thuật mở rộng và cải tạo cảng Lệ Môn, Thanh Hoá để tiếp nhận tàu biển (1988 -1989)

-         Tư vấn và phản biện các dự án cho Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng và Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội: Luận chứng kinh tế kỹ thuật cảng Trường Sa; Cửa Bà Lạt cho tàu pha sông biển; Tĩnh không thông thuyền cầu Mỹ Thuận, Đảo nổi Cà Mau, Qui hoạch vận tải đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, Thoát nước cho thành phố Hà Nội 

c.      Phối hợp với Trường Đại học Xây dựng

-         Trao học bổng cho các sinh viên xuất sắc của ngành Cảng- Đường thuỷ.

-         Bảo trợ lớp thạc sĩ đầu tiên về công trình biển: hỗ trợ kinh phí, giới thiệu các kỹ sư đi học, trao học bổng, cử chuyên gia giảng dạy.

-         Giới thiệu ngành nghề cho các sinh viên ngành cảng.

-         Cử các chuyên gia tham gia đào tạo ngắn ngày theo các chuyên đề của Hội Xây dựng Việt Nam.

-         Hội thảo về “ Thiết kế và thi công bến trọng lực” (tháng 6 năm 1990)

d.      Hợp tác quốc tế

-           Giới thiệu các hoạt động của Hội với các tổ chức tư vấn nước ngoài như NIPPON KOEI (Nhật bản), TOTAL (Pháp) về dự án dịch vụ dầu khí vịnh Bắc Bộ.

-           Làm thủ tục cho hội lặn Việt Nam tham gia hội Lặn Quốc tế.

-         Thông qua các hội viên đi công tác  nước ngoài để liên hệ công tác với các tổ chức đồng nghiệp ở Pháp, Đức, Ba lan...

2.2.     Hoạt động từ nhiệm kỳ 2 đến nay

-         Hoạt động của Hội thực sự đi vào chiều sâu lẫn chiều rộng từ năm 2001 và đặc biệt là sau khi thành lập Trung tâm ứng dụng và Phát triển Khoa học và Công nghệ Xây dựng Cảng - Đừơng thuỷ của Hội đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2001.

2.2.1.    Tư vấn, phản biện và giám định xã hội

(1) Lập các dự án

- Qui hoạch chi tiết và lựa chọn vị trí Cảng nước sâu cho thành phố Hải Phòng (2001-2004). Dự án này tuy chỉ phục vụ cho thành phố Hải Phòng, nhưng đã thể hiện những quan điểm qui hoạch hệ thống cảng cho Việt Nam là phải phấn đấu để theo kịp với các cảng của các nước trong khu vực và thế giới.

- Trong thời kỳ lập và hoàn thành dự án, Hội đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo tại Hà Nội và Hải Phòng, nhiều buổi báo cáo với các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng và Chính phủ và các cơ quan lãnh đạo cao nhất của thành phố Hải Phòng.

- Dự án này là tài liệu tham khảo tốt cho Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải, Thành phố Hải phòng, và các ban ngành liên quan khi hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và hệ thống cảng biển Miền Bắc nói riêng.

- Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và Thiết kế kỹ thuật thi công cảng cá và khu trú bão cho Sở Thuỷ sản Thanh Hoá (2004-2006)

- Giải trình KTKT đầu tư xây dựng khu cảng Container Cái Lân cho Liên doanh SSA ( Hoa Kỳ) và Cảng Quảng Ninh (2005)

-  Đối tác với HASKONING (Hà Lan) và SMEC (Úc) Lập DAĐT các công trình GTVT Đồng Bằng Bắc Bộ (2007)

(2) Công tác thẩm tra các dự án.

     Thông qua Trung tâm của Hội, các hội viên đó tham gia hàng trăm dự án trong và ngoài ngành GTVT. Môt số thẩm tra điển hình như

(a) Thuộc Bộ GTVT:

- Qui hoạch hệ thống vận tải Đường thuỷ nội địa thuộc hệ thống sông Hồng (2000).

- Thiết kế kỹ thuật thi công cải tạo và mở rộng cảng Qui Nhơn (2001).

- Báo cáo nghiên cứu khả thi và Thiết kế kỹ thuật thi công các công trình  Đường thuỷ phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La (2002-2006).

- Dự án đầu tư, thiết kế mở rộng và nâng cấp và làm mới các cảng biển: Cái Lân, Hải Phòng, Đình Vũ, Cửa Lò, Đà Nẵng, Kỳ Hà, Qui Nhơn, Nha Trang, Cát Lái, Cái Mép (2002-2007).

- Báo cáo nghiên cứu khả thi Cảng Cửa ngừ Lạch Huyện (2007)

- Báo cáo nghiên cứu khả thi Luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu  (2007)

- Dự án đầu tư xây dựng cảng Sài Gòn – Hiệp Phước

- Dự án đầu tư phát triển GTVT đường thuỷ nội địa: WB5 ở đồng bằng sông Cửu long và  WB6 ở đồng bằng Bắc Bộ

- Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020  và định hướng đến 2030

(b) Ngành Hải sản

    Báo cáo nghiên cứu khả thi và Thiết kế kỹ thuật thi công:

- Cảng cá Ca Sót - Hà Tĩnh.

- Cảng cá Tiên Châu - Phú Yên

(c) Ngành đóng tàu :

    Báo cáo nghiên cứu khả thi và Thiết kế kỹ thuật thi công nâng cấp các nhà máy đóng sửa chữa tàu:

- Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng - Hải Phòng

-  Nhà máy Đóng tàu Hạ Long - Quảng Ninh

- Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ- Hà Tĩnh

-  Công ty Đóng tàu và Công nghiệp Hàng hải Sài Gòn- Tp Hồ Chí Minh

- Công nghiệp tàu thủy Cái Lân

 (d)Các ngành khác

- Các công trình GT thuộc nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn Thanh Hóa

- Cảng container Cái Mép Thượng- Tân Cảng

- Dự án đầu tư khu dịch vụ Cảng địa phương Q. Sơn Trà - TP Đà Nẵng

  (e)  Các địa phương

-  Thẩm tra Qui hoạch Cảng Dung quất II ( Tỉnh Quảng Ngói )

- Thẩm tra Qui hoạch và dự án đầu tư cảng Đông Hồi ( tỉnh Nghệ an)

- Thẩm tra Nạo vét duy tu cảng Chân Mây  (tỉnh Thừa Thiên Huế)

2.2.2. Hoạt động Khoa học và Công nghệ

(1) Dịch các Tiêu chuẩn Kỹ thuật.

(a)  Dịch và xuất bản 7 tập trong bộ British Standard Code of Practic for MARINTIME STRUCTURES  của Viện Tiêu chuẩn Anh ra tiếng Việt. Đây là bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng cho các công trình phổ biến và quan trọng của ngành Cảng Đường Thủy

(b)  Sao và photocopy hàng chục đĩa CD và bản gốc Tiêu chuẩn bằng tiếng Anh (do Viện phát triển ven biển nước ngoài Nhật bản - OCDI - cung cấp) cung cấp miễn phí cho các tổ chức và cá nhân trong nước

(c)  Biên dịch tiêu chuẩn Nhật Bản ra tiếng Việt.

(d)  Đối tác với tư vấn  HASKONING( Hà Lan) Biên soạn song ngữ Tiêu chuẩn Kỹ thuật Đường thủy nội địa do WB Tài trợ

(2) Biên soạn Tiêu chuẩn kỹ thuật Công trình Cảng và Đường thuỷ cho Bộ GTVT.

- Chủ trì thực hiên: “Nghiên cứu Cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi thống nhất hệ thống tiêu chuẩn Cảng - Đường thuỷ“, là một đề mục thuộc Đề tài KHCN-10 -11 cấp Nhà nước về việc Nghiên cứu chuyển đổi thống nhất hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành GTVT.( 2000-2001)

-  Biên soạn 3 tiêu chuẩn kỹ thuật về công trình biển: Công trình bến ; Công trình Thủy trong xưởng đóng tàu; và Tôn tạo và nạo vét công trình bến bãi (2003-2006)

- Qui chuẩn xây dựng Việt nam:  Các công trình Giao thông, Phần Công trình thủy(2007)

- Tiêu chuẩn thiết kế công nghệ cảng biển ( Cục HHVN )

- Biên soạn các TC của toàn bộ BS 6349 ( Cục HHVN )

- Tham gia với Viện KH&CN GTVT các buổi hội thảo với OCDI và MILIM của Nhật bản  trong qua trình xây dựng các tiêu chuẩn về công trình biển và phản biện trược khi ban hành các tiêu chuẩn đó

(3) Tổ chức các hội thảo khoa học công nghệ:

- Phối hợp với cục Hàng hải Việt Nam tổ chức Hội thảo về sa bồi cửa Định An tại thành phố Cần Thơ (1999)

- Hội thảo về đánh giá tác động môi trường vịnh Hạ Long do việc nổ mìn phá đá xây dựng cảng Cái Lân (2000).

- Hội thảo về xây dựng Cảng nước sâu Hải Phòng tại Hà Nội (2002) và tại Hải Phòng (2003).

- Tổ chức 3 cuộc Hội thảo vể Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình cảng Nhật Bản vào các thời điểm: 11/ 2002; 6/2003 và 2/2004.

- Hội thảo Khoa học Xây dựng Cảng Đường thuỷ 2005-2006

- Hội thảo  Khoa học Xây dựng Cảng Đường thuỷ và kỷ niệm 20 năm thành lập hội 1987-2007

- Cùng với JICA tổ chức Hội thảo quốc tế “Cảng biển và luồng vào cảng biển”.(2012)

- Tổ chức 4 hội thảo trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà nước “Đánh giá tác động của dự án đê biển Vũng Tàu gò Công đến giao thông vận tải thuỷ”, mã số: ĐTĐL.2011-G61.

(4) Các hoạt động khoa học công nghệ khác

- Phối hợp với Bộ môn Cảng - Đường thuỷ Trường Đại học Xây dựng, tổ chức kỷ niêm 40 năm thành lập và đào tạo (1962-2002).

- Các thành viên của Hội tham gia giảng dạy, hướng dẫn, chấm, bảo vệ đồ án tốt nghiệp cho sinh viên và học viên cao học thuộc ngành Cảng - Đường thuỷ của trường Đại học Xây dựng.

- Trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động của các thành viên, như cao độ cảng Chân Mây, Cảng Dung Quất, Cảng Cỏi Mộp ... mà báo chí đề cập, và tiến hành các công việc cần thiết để cùng với các cơ quan chức năng làm rõ những vấn đề đó (viết bài đăng lên các báo và làm việc với Vụ Báo chí thuộc Văn phòng Chính phủ).

- Giới thiệu và cung cấp cho các hội viên các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành do các Hội nước ngoài tặng hoặc do các hội viên thu thập được…

2.2.3. Trung tâm ứng dụng và phát triển Khoa học và Công nghệ Xây dựng Cảng- Đường Thuỷ  ( Trung tâm VAPO)

- Trung tâm VAPO được thành lập theo quyết định số 36/TWH ngày 4/10/2001 của Hội Hội Khoa học Kỹ thuật Xây dựng Việt Nam nay là Tổng hội Xây dựng Việt Nam.

- Những nội dung hoạt động của Hội trong thời gian qua có sự đóng góp đáng kể của Trung tâm. Trong hơn 15 năm hoạt động ( 2001-2016) , Trung tâm VAPO đã thực hiện 90 dự án,  gồm  lập và thẩm tra, phản biện nhiều dự án trong và ngoài ngành GTVT . Đặc biệt là các dự án quan trọng của ngành GTVT như lập qui hoạch đề xuất cảng nước sâu Lạch Huyện Hải Phòng,  Thẩm tra các dự án phát triển GTVT thuỷ Đồng Bằng Nam Bộ (WB5) và Bắc Bộ (WB6)Tái cơ cấu Vinashin, Định hướng phát triển ngành  Bảo đảm an toàn Hàng Hải Việt Nam…

2.2.4.  Tạp chí Biển và Bờ

-    Tạp chí  Biển và Bờ được xuất bản theo  theo giấy phép xuất bản 125/GP-BVHTT ngày 14 tháng 9 năm 2005.

-    Từ lúc ra số đầu tiên đến nay , tạp chí đã trên 12 tuổi. Trong quá trình xuất bản tạp chí đã gặp không ít khó khăn trở ngại về tài chính , nhân sự ban biên tập cũng như nội dung . Tuy vậy, lãnh đạo Hội hội đã có những chấn chỉnh kịp thời và  kiên quyết duy trì tạp chí .

-     Trong các năm gần đây, số lượng ấn phẩm không được ra hàng tháng như trước , nhưng đến nay vẫn duy trì tối thiểu một năm hai số.

-      Nội dung tạp chí:

·        Đã thực hiện nghiêm túc những qui định của Bộ VH-TT và nhà nước

·        Cung cấp các thông tin liên quan đến nghề nghiệp của ngành XD cảng –Đường Thuỷ - TLĐ VN

2.2.5. Các hoạt động khác

       (1) Tích cực tham gia các hoạt động của Tổng hội Xây dựng Việt Nam:

-         Tham gia các hội thảo do Tổng hội chủ trì (Chất lượng xây dựng; chống thất thoát trong xây dựng cơ bản, xây dựng Cảng  quốc tế Lạch Huyện, Cầu Đình Vũ..)

-         Tham gia đóng góp dự thảo Luật xây dựng.

-         Đóng góp về Điều lệ của Tổng hội.

-         Đóng góp Luật đường thuỷ Nội địa sửa đổi (2015)

(2) Từ tháng 01 năm 2007 Hội đã chính thức là thành viên của tổ chức đường thuỷ thế giới (PIANC). Hàng quý PIANC gửi các tạp chí các thông tin mới nhất về cảng và đường thuỷ thế giới và các hội thảo khoa học - Hội cũng dịch được 1 số tài liệu của PIANC như: Hướng dẫn về đường thuỷ, nhưng cải tiến mới trong thiết kế cầu, tổ chức nhà nước về quản lý các cảng,… Do điều kiện kinh phí nên tài liệu chưa xuất bản và hội cũng chưa có điều kiện tham gia các Hội thảo quốc tế.

(3) Năm 2007, nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập (1987-2007), Hội đã quyết định lập biểu trưng của Hội Cảng - Đường thuỷ - Thềm lục địa Việt Nam nhằm vinh danh các tập thể và cá nhân (trong và ngoài nước) thuộc Hội và không thuộc Hội có thành tích xuất sắc trong việc đóng góp xây dựng ngành Cảng - Đường thuỷ - Thềm lục địa Việt Nam và trong các hoạt động của Hội định kỳ Hội tổ chức xem xét cấp các biển trong này. Hội cũng tổ chức xem xét cấp bằng khen của Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho các tập thể và cá nhân thuộc Hội.

(4) Hàng năm Hội tham gia chấm, xét chọn các đồ án tốt nghiệp xuất sắc thuộc chuyên ngành công trình thuỷ để trao giải thưởng Loa thành tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.

Gần 30 năm thành lập và hoạt động, mặc dù chưa đạt được như mong muốn do khách quan và chủ quan, song Hội Cảng - Đường thuỷ - Thềm Lục địa Việt Nam đã đạt được những thành tích nhất định, Đó là :

1.Hoạt động theo đúng mục đích, tôn chỉ được  xuyên suốt trong  trong suốt 30 năm phát triển  của Hội . Hội đã tập hợp, đoàn kết các hội viên tập thể và cá nhân tham gia các hoạt động của Hội ngày một phát triển và phong phú hơn, từng bước nâng cao tính nghề nghiệp, tính khoa học & công nghệ trong hoạt động . 

2.Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội là một nhiệm vụ quan trọng của Hội . Hội đã tập hợp được các hội viên cá nhân và tập thể tham gia hoạt động này một cách hiệu quả, đó là

 -   "Cung cấp cho các cơ quan ... có thêm cơ sở, luận cứ khoa học độc lập, khách quan trong việc đề xuất, xây dựng, thẩm định, phê duyệt hoặc thực hiện đề án.”

 -  “ Tận tuỵ và trách nhiệm cao của các nhà  khoa học công nghệ trong qúa trình thực hiện hoặc tham gia trong các dự án cùng các công tác khoa học công nghệ khác 

 -  "Trợ giúp về trí thức, kinh nghiệm, cung cấp các thông tin, tư liệu trong lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ xây dựng Cảng Đường Thủy”.

Các tin tức khác:

THÔNG BÁO TIN BUỒN

Thiệp chúc mừng năm mới 2023 của Chủ tịc...

Hội Cảng – Đường thủy – Thềm lục địa Việ...

THƯ VIỆN ẢNH
© 2014 - HỘI CẢNG - ĐƯỜNG THỦY - THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
Địa chỉ: © 2014 - HỘI CẢNG - ĐƯỜNG THỦY - THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
Email: [email protected]


Chịu trách nhiệm sản xuất: GS. TSKH Nguyễn Ngọc Huệ
Chủ tịch Hội Cảng - Đường thủy và Thềm lục địa Việt Nam
 
Bản quyền thuộc về Hội Cảng - Đường thủy và Thềm lục địa Việt Nam. All Rights Reserved